Xe tay ga vốn có động cơ và cấu trúc phức tạp hơn và cần phải chăm sóc kỹ càng. Ta cần nắm rõ thời gian chăm sóc và bảo trì của các bộ phận của xe để đảm bảo xe bền bỉ hơn. Dưới đây là 10 điều cần lưu ý cách bảo trì và chăm sóc xe tay ga.
10 điều cần lưu ý cách chăm sóc và bảo trì xe tay ga
1. Thay nhớt xe tay ga định kỳ: 1000km – 1500km/ lần.
Theo thông thường, xe chạy trong điều kiện một khoảng thời gian từ 1500 – 2000 km/ lần đối với nhớt bán tổng hợp còn đối với nhớt tổng hợp 100% thì để khoảng từ 2000 – 3000km/lần.
Còn đối với những chiếc xe thường xe chuyện lên đường dốc, địa hình không bằng phẳng, liên tục phải tải nặng thì cũng nên kiểm tra định kỳ và thay nhớt xe sớm hơn. Đặc biệt khi chạy trong vùng nước ngập thì cũng cần tiến hành kiểm tra động cơ ngay lập tức vì nước rất dễ đi vào động cơ và làm hỏng động cơ, làm tuổi thọ của xe giảm đi rất nhiều.
Nhớp hộp số: nếu không thay nhớt định kỳ rất dễ làm xe xảy ra các tình trang khô, nếu không cẩn thận còn có thể làm vỡ bánh răng làm giảm hiệu quả chuyển động của xe. Ta chỉ cần nhớ cứ 3 lần thay nhớt máy thì hãy thay nhớt láp 1 lần.
2. Kiểm tra và thay nước làm mát: 10.000km/lần.
Một việc cũng quan trọng không kém làm thay nước làm mát cho xe tay ga. Hiện nay, hầu hết các xe tay đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Nếu không thay chất lỏng, xe sẽ không được làm mát dẫn đến nóng máy và có thể vỡ lốc máy. Chính vì vậy, tương tự như thay nhớt máy ta cũng cần làm kiểm tra nước làm mát cho xe, khoảng 10.000 km/ lần. Đặc biệt là những chuyến đi dài như đi phượt, di chuyển vào khung giờ nắng nóng.
3. Kiểm tra và thay dây curoa xe tay ga: 8.000 – 20.000km/lần
Dây curoa có vai trò gần giống như xích tải của xe số dùng để truyền lực từ động cơ để làm bánh sau chuyển động.
- Dây curoa của xe tay ga: khi khởi động xe mà bạn nghe thấy tiếng lạch cạch, xe bị trì xuống hoặc lúc kiểm tra thì thấy dây curoa bị nứt hoặc gãy thì đã tới lúc bạn nên thay dây để đảm bảo xe chạy tốt và bền bỉ.
- Bạn nên kiểm tra dây curoa khi di chuyển được 8.000km và nên thay dây curoa vào khoảng 20.000 km. Tùy vào việc bạn chạy xe với cường độ cao hay thấp mà tuổi thọ của dây curoa ngắn hay dài và có thể thay sớm hơn hoặc trễ hơn.
4. Thay vỏ xe của xe tay ga: 15.000 – 20.000 km/lần
Nên kiểm tra định kỳ để có thể thay đúng lúc đảo bảo an toàn hơn cho việc di chuyển.
- Vỏ xe sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ bị mòn dần, làm vỏ trở nên trơn hơn, mòn đi và độ ma sát giảm đi rất dễ bị trơn, lệch bánh khi thắng gấp.
- Khi di chuyển từ 15.000km đến 20.000km, bạn cần thay mới vỏ lốp xe theo định kỳ để đảm bảo an toàn. Nếu cần thiết thì bạn nên kiểm tra trước thời hạn xem vỏ có bị nứt, món gai hoặc có nhiều lỗ thủng thì có thể thay. Thay xe có dấu hiệu lệch bánh, dễ bị trượt thì nên kiểm tra và thay vỏ bánh xe luôn nhé!!
- Ngoài ra, tùy vào địa hình chạy và cường độ sử dụng xe mà vỏ bánh xe có thể mòn nhanh hơn nên kiểm tra xe trước những chuyến đi để đảm bảo hơn.
5. Kiểm tra và bảo dưỡng Bugi xe tay ga: 8.000 – 10.000km/lần
Bugi là bộ phận cung cấp tia hồ quang điện để đốt cháy nhiên liệu và không khí – đã được nén ở áp suất cao. Tia lửa này sẽ đảm bảo cho việc phát điện, cháy động cơ và giúp động cơ xe hoạt động.
- Sử dụng một khoảng thời gian thì đầu cực của bugi bị hao món, làm việc đánh xe lửa, khởi động động cơ dễ bị hụt và lên không đều, gây tốn nhiên liệu và khiến xe dễ nhanh hư hỏng hơn. Vì vậy, khi đã di chuyển từ 8.000 tới 10.000 km ta nên tiến hành kiểm tra và thay bugi theo định kỳ
- Thay bugi đúng định kỳ không chỉ xe tiết kiệm nhiên liệu, giúp động cơ được vận hành tốt, không ảnh hưởng tới trải nghiệm chạy xe của bạn. Ngoài ra, việc kiểm tra và bảo dưỡng bugi định kỳ còn giúp tình trạng chết máy xe trên đường và còn ảnh hưởng tới các phụ kiện khác như ắc quy, ống xả khí,…………
6. Kiểm tra và thay lọc gió của xe tay ga: 8.000 – 10.000 km/lần
Lọc gió có tác dụng lọc bụi bẩn trong không khí trước khi hòa vào xăng và tạo nên hỗn hợp cháy ( nhiên liệu – không khí ) để khởi động và vận hành xe dễ dàng hơn.
Tượng là một bộ phận nhỏ không đáng để tâm nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nếu để lọc gió quá bẩn, nhiên liệu phun vào chạy không hết, xe dễ bị hụt hơi và thải khói đen ra bên ngoài.
Khi xe di chuyển từ 8.000 đến 10.000 km thì nên thay lọc gió để bảo đảm xe có thể vận hành tốt. Khi thấy xe có dấu hiệu ra khói đen, thường xuyên bị hụt hơi khi chạy thì bạn nên kiểm tra lọc gió và tiến hành thay nó.
7. Kiểm tra và thay dầu phanh và má phanh định kỳ cho xe tay ga.
Má phanh là bộ phận cùng không kém phần quan trọng vì nó giúp chuyển động năng thành nhiệt năng, giúp xe giảm tốc. Việc sử dụng phanh thường xuyên, má phanh sẽ dễ mòn nhanh hơn và gây ra hiện tượng vênh địa phanh, làm hiệu quả phanh bị giảm đi, bốc hơi qua các khe hở do hệ thống ống dẫn bị giãn nở và to ra.
Dầu phanh chạy trong một khoảng thời gian dài dễ bị nhiễm và lẫn nhiều tạp chất, cặn bẩn đến đến việc phanh bị gấp, không trơn tru, nặng hơn là mất phanh rất dễ gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Nếu thấy phanh xe không còn nhạy và khi bóp thắng nghe âm thanh khen khét hoặc lẹt xẹt thì bạn nên kiểm tra thắng xe để có thể thay mới và thay dầu phanh, má phanh. Thắng xe là bộ phận rất quan trọng để đảm bảo an toàn giúp bạn kiểm soát tốc độ khi chạy xe vì vậy kiểm tra thắng thường xuyên là một điều hết sức còn thiết.
8. Không nên chạy xe ngay sau khi đề máy.
Bật chìa khóa xe và đời bảng hiển thị hết một lượt rồi hẳn mới khởi động xe.
Khi khởi động xe nên để khoảng 1 phút để xe máy được nóng, giúp tăng áp lực và bôi trơn cho các động cơ để xe hoạt động êm ái hơn và tăng trải nghiệm lái xe tốt hơn.
9. Kiểm tra phuộc nhún của xe tay ga.
- Phuộc nhún có tác dụng giảm tải lực tác động, chống xóc xe, tăng khả năng bám đường, giảm rung chấn khi xe qua các khung đường xấu, nhiều hố và ghềnh.
- Nếu nhìn thấy phuộc nhún bị xì dầu, dần mất đi độ đàn hồi vốn có thì bạn nên thay mới để bảo an toàn khi di chuyển, đặc biệt là khi di chuyển ở những nơi có địa hình phức tạp như đất đá, nhiều hố gà, nhiều gò đá,………..
- Phuộc nhún có độ bền cao do làm từ chất liệu đàn hồi. Thế nhưng, sử dụng trong khoảng thời gian dài cũng khó tránh tình huống hỏng hóc vậy nên bạn nên kiểm tra xe phược nhú có bị chạy dầu hay có vết nứt hay không, chỉ mất khoảng 3s để kiểm tra việc này. Nhất là khi trước những chuyến đi phượt thì bạn càng nên kiểm tra xem phuộc xe có bị hư hay không để đảm bảo an toàn hơn.
10. Thường xuyên rửa xe tay ga.
- Thường xuyên rửa xe giúp xe có ngoại hình trông như mới, sạch sẽ và sử dụng được lâu dài hơn.
- Bạn nên rửa xe 1 lần trong 2 tuần để loại bỏ các hạt bụi và chất bẩn bám trên động cơ. Nếu bạn đi qua đường đầy bùn đất, đường mưa ướt thì nên tiến hành rửa xe ngày để tránh tình trạng đất cát kẹt trong thắng đĩa, heo dầu,………..
- Lưu ý: trong nên để rửa xe quá lâu và để nước lau trong động cơ vì rất dễ làm hư hỏng hay rỉ sét động cơ.
Để đảm bảo xe luôn bền bỉ như mới thì nên lưu ý 10 điều chúng tôi đã nhắc ở trên nhé. Alophuot hy vọng những thông tin trên kia có ích với bạn và có thể bảo vệ chiếc xe tốt để băng qua các nẻo đường. Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nhớ phải có một chiếc nón bảo hiểm cool ngầu để bảo vệ an toàn cho bản thân. Nếu cần bảo hiểm tốt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất nhé !!!
Xem Thêm:
>>> Tại sao nên thay nhông sên đĩa xe máy theo định kỳ ?
>>> Tìm hiểu dịch vụ rửa sên, vệ sinh sên xe máy được các bạn trẻ ưa chuộng
>>> Thay thế phụ tùng xe máy – Thay đúng lúc đầu tư đúng chỗ
Alo Phượt cung cấp cho các phượt thủ đa dạng các món đồ phượt như nón bảo hiểm fullface, Nón 3/4, đồ bảo hộ, găng tay, phụ kiện, áo mưa…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tên Shop: Alo Phượt
Địa Chỉ: 985/50 Lạc Long Quân, P11, Quận Tân Bình, TPHCM
Số Điện Thoại: 0343 674 080
Gmail: aloophuot@gmail.com
Website: https://alophuot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/alophuotcom
Pinterest: https://www.pinterest.com/aloophuot/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC52WKYkxncF6J0n73jrsyCw/about
Nón Fullface: https://alophuot.com/non-fullface/
Nón Lật Hàm: https://alophuot.com/non-lat-ham/
Nón 3/4: https://alophuot.com/non-3-4/
Nón Bảo Hiểm: https://alophuot.com/non-bao-hiem/
Bài viết liên quan
Giải đáp: Người đội nón POC được chạy xe máy không?
Người đội nón POC được chạy xe máy không? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Và trong bài viết hôm nay,...
Review Shark Skwal i3 mũ bảo hiểm có đèn phanh
Nội dung10 điều cần lưu ý cách chăm sóc và bảo trì xe tay ga1. Thay nhớt xe tay ga định kỳ: 1000km – 1500km/ lần.2. Kiểm tra và thay...
Closed Pod Là Gì? Công Dụng Và Ưu Điểm Của Nó
Bạn đang tìm kiếm một lựa chọn vape an toàn và tiện lợi hơn tại Việt Nam? Khám phá những lợi ích của Closed Pod, cách mới để thưởng thức...
Pyridine là gì trong Vape Pod: Cơ chế hoạt động và tác hại sức khỏe
Pyridine là một hợp chất hữu cơ phổ biến được sử dụng trong các ngành công nghiệp và khoa học khác nhau. Nó có tính chất đặc biệt, là nguyên...
Aveta VADV 150 Hybrid “Bản Sao” của Honda ADV 150
Aveta VADV 150 Hybrid “Bản Sao” của Honda ADV 150 đã cập nhật phiên bản mới nhất Aveta VADV 150 có thiết kế có nhiều đi em tương đồng với...
Chipset ASP – Điều gì khiến nó trở thành giải pháp lý tưởng?
Nội dung10 điều cần lưu ý cách chăm sóc và bảo trì xe tay ga1. Thay nhớt xe tay ga định kỳ: 1000km – 1500km/ lần.2. Kiểm tra và thay...